CÔNG TY TNHH MTV TM DV VƯƠNG BẢO THỊNH - 0913660955 - SỐ 177, TỔ 6, KP4 - P.THỚI HÒA - TX.BẾN CÁT - T.BÌNH DƯƠNG

CÔNG TY TNHH MTV TM DV VƯƠNG BẢO THỊNH - Dịch vụ trọn gói khai báo thuế - thủ tục xuât nhập khẩu tại Bình Dương.

DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA | Xuất nhập khẩu trọn gói Bình Dương | Khai báo thuế hải quan Bình Dương.

Dịch vụ trọn gói khai báo thuế tại Bình Dương | Xuất nhập khẩu trọn gói tại Bình Dương | Khai báo thuế hải quan BÌnh Dương.

Dịch vụ trọn gói khai báo thuế tại Bình Dương | Xuất nhập khẩu trọn gói tại Bình Dương | Khai báo thuế hải quan BÌnh Dương.
KHAI BÁO THUẾ - HẢI QUAN tải Bến Cát Bình Dương | Dịch vụ trọn gói khai báo thuế tại Bến Cát Bình Dương
CÔNG TY TNHH MTV TM - DV VƯƠNG BẢO THỊNH Hotline: 0913 660 955
Trang chủ   >   Tin tức   >   FTA thế hệ mới: Cơ hội vàng cho Việt Nam

FTA thế hệ mới: Cơ hội vàng cho Việt Nam

Việt Nam đang ngày càng tích cực và chủ động tham gia vào hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và đang ký kết, trong đó có các FTA thế hệ mới mang lại những cơ hội lớn chưa từng có trên con đường hội nhập, chinh phục các thị trường khó tính nhất.  


Vận hội lớn từ CPTPP

Từ chỗ còn là một khái niệm khá mới mẻ trong những năm đầu thập kỷ 90 thì nay những cụm từ hội nhập kinh tế quốc tế và các FTA đã trở nên quen thuộc. Tính đến nay, Việt Nam đã thực thi, ký kết 16 hiệp định thương mại với các đối tác. Trong số này, có 10 FTA đã được thực thi, gồm 6 hiệp định được thực thi với tư cách là thành viên của ASEAN và 4 hiệp định song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile, Liên minh kinh tế Á - Âu (EEC). Sự hội nhập mạnh mẽ này cho thấy, Việt Nam đang nỗ lực vươn lên trong khu vực châu Á.

 FTA thế hệ mới: Cơ hội vàng cho Việt Nam

FTA thế hệ mới: Cơ hội vàng cho Việt Nam


FTA thế hệ mới tạo áp lực cho Việt Nam hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh
Dấu ấn hội nhập đầu tiên trong những ngày đầu năm 2019 là việc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam, mở ra cơ hội lớn trong việc thúc đẩy kinh tế giữa Việt Nam và các nước thành viên, nhất là các ngành sản xuất, dịch vụ như: Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo…

Đây là hiệp định thương mại toàn diện, đa phương và quan trọng được các chuyên gia nhận định có khả năng tái định hình luật lệ thương mại toàn cầu. Còn đối với Việt Nam, đây là FTA thế hệ mới đúng nghĩa nhất và có nhiều điểm vượt trội trong số các FTA mà ta ký kết.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho biết: Điểm nổi bật của CPTPP là phạm vi cam kết rất rộng, bên cạnh các nội dung về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, CPTPP còn đề cập đến những vấn đề mới như mua sắm Chính phủ, lao động, môi trường.

Mức độ cam kết trong hiệp định này cũng có độ mở cửa sâu hơn hẳn các FTA trước đây. Ví dụ như việc cam kết loại bỏ các loại thuế ở cuối lộ trình lên đến 98-100% dòng thuế, trong khi các FTA khác chỉ đạt khoảng 79%. Theo đó, quá trình thực hiện CPTPP dự kiến sẽ có tác động lớn nhất đến hoạt động đầu tư biên giới cũng như vấn đề thể chế ở đằng sau đường biên giới.

Đáng chú ý, trong số các nước thành viên CPTPP, có 3 đối tác ở khu vực Mỹ Latinh là Mexico, Canada và Peru. Đây có thể coi là một cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận, khai thác sâu hơn vào các thị trường này.

Các cam kết ở CPTPP sẽ là động lực giúp Việt Nam đẩy nhanh hơn quá trình thay đổi chính mình để tìm động lực tăng trưởng mới, đồng thời mở ra một thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam, nơi có sân chơi công bằng hơn với các nước lớn.

EVFTA - “đòn bẩy” cho tăng trưởng

Cũng trong năm nay, dự kiến một FTA thế hệ mới khác cũng dự kiến sẽ được ký kết và đi vào thực thi là FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Theo nhận định của nhiều chuyên gia, EVFTA thực sự là “đòn bẩy” cho kinh tế Việt Nam. Hiệp định sẽ mang lại lợi ích thiết thực nhất cho DN và người dân.

Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất-nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Theo đó, với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới hơn 99% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông-thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ... là rất đáng kể.

Đặc biệt, đối với các mặt hàng trước đây Việt Nam chưa thể xuất khẩu do hàng rào thuế quan còn cao, giờ cũng sẽ có thể tiếp cận được thị trường EU với giá cả cạnh tranh hơn. Đây được xem là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được đàm phán tới nay.

Một nghiên cứu do các chuyên gia quốc tế thực hiện mới đây cho thấy, EVFTA sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm bình quân từ 4-6%/năm trong vòng 10 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Chẳng hạn như FTA với EU có hiệu lực vào năm 2019, xuất khẩu vào EU sẽ tăng thêm được 16 tỷ USD ngay trong 1-2 năm đầu tiên so với trường hợp không có FTA. Tới năm 2028 sẽ tăng thêm tới 75-76 tỷ USD so với trường hợp không có FTA. Đối với các mặt hàng trước đây Việt Nam chưa thể xuất khẩu do hàng rào thuế quan còn cao, giờ cũng có thể tiếp cận được thị trường EU với giá cả cạnh tranh hơn.

Có ý kiến cho rằng, các FTA thế hệ mới vốn dĩ chỉ là cuộc chơi dành cho các “ông lớn” và bày tỏ quan ngại về năng lực cạnh tranh, cũng như khả năng của Việt Nam trong việc thực thi cam kết của các hiệp định này. Song nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế vẫn lạc quan và tin tưởng về khả năng bứt phá của Việt Nam trong thời gian tới.

Trong cuộc trò chuyện với báo chí mới đây, ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam - nhận định, việc thực hiện các cam kết của CPTPP hay EVFTA chính là “cơ hội vàng” để Việt Nam cải cách và phát triển, bởi theo ông, cạnh tranh chính là động lực để tiếp tục con đường cải cách sâu, rộng hơn, mang lại những thay đổi tích cực hơn. Các FTA thế hệ mới hoàn toàn có khả năng sẽ trở thành động lực cho một làn sóng cải cách về thể chế và hành chính mới, hiệu quả và có định hướng cho Việt Nam. Điều quan trọng hơn cả là, Việt Nam cần chuẩn bị thật tốt để nắm bắt những cơ hội mà các FTA này mang lại.

Hay như chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành từng nhận định, đối với Việt Nam, để tận dụng được các FTA, đòi hỏi Chính phủ đẩy mạnh cải cách, làm cho môi trường thông thoáng hơn, thể chế tốt hơn. Điều này sẽ có tác động tích cực, giúp giảm thiểu chi phí cho DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa.

 

Nguyễn Hường (  http://kinhtevn.com.vn/fta-the-he-moi-co-hoi-vang-cho-viet-nam-37397.html)

Bài viết khác