CÔNG TY TNHH MTV TM DV VƯƠNG BẢO THỊNH - 0913660955 - SỐ 177, TỔ 6, KP4 - P.THỚI HÒA - TX.BẾN CÁT - T.BÌNH DƯƠNG

CÔNG TY TNHH MTV TM DV VƯƠNG BẢO THỊNH - Dịch vụ trọn gói khai báo thuế - thủ tục xuât nhập khẩu tại Bình Dương.

DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA | Xuất nhập khẩu trọn gói Bình Dương | Khai báo thuế hải quan Bình Dương.

Dịch vụ trọn gói khai báo thuế tại Bình Dương | Xuất nhập khẩu trọn gói tại Bình Dương | Khai báo thuế hải quan BÌnh Dương.

Dịch vụ trọn gói khai báo thuế tại Bình Dương | Xuất nhập khẩu trọn gói tại Bình Dương | Khai báo thuế hải quan BÌnh Dương.
KHAI BÁO THUẾ - HẢI QUAN tải Bến Cát Bình Dương | Dịch vụ trọn gói khai báo thuế tại Bến Cát Bình Dương
CÔNG TY TNHH MTV TM - DV VƯƠNG BẢO THỊNH Hotline: 0913 660 955
Trang chủ   >   Tin tức   >   Xuất khẩu dệt may: Tự tin với mục tiêu lớn

Xuất khẩu dệt may: Tự tin với mục tiêu lớn

Mặc dù được dự báo thị trường thế giới sẽ tiếp tục biến động do tác động từ tranh chấp thương mại giữa 2 cường quốc Mỹ - Trung Quốc, các quốc gia nhập khẩu gia tăng biện pháp phòng vệ thương mại, ngành dệt may vẫn đề ra mục tiêu lớn trong năm 2019 là kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 40 tỷ USD, giá trị gia tăng đạt 20 tỷ USD.  
Giá trị gia tăng cao

2018 là năm thành công với ngành dệt may Việt Nam khi đã đạt 36,1 tỷ USD kim ngạch XK, tăng 16,01% so với năm 2017. Theo ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Đây là tốc độ tăng trưởng XK cao nhất của ngành từ năm 2015 trở lại đây. Đáng lưu ý, năm 2018 cũng đánh dấu mốc mới về giá trị thặng dư ngành đã đạt được với 17,86 tỷ USD, tăng 14,39%. Tỷ lệ giá trị tăng thêm theo đó đạt 49,4%

Xuất khẩu dệt may: Tự tin với mục tiêu lớn
Xuất khẩu dệt may: Tự tin với mục tiêu lớn


Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm 2019
Về con số này, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) phân tích, 80% nguyên, phụ liệu ngành dệt may nhập khẩu về dùng cho sản xuất hàng XK, số còn lại hoặc dùng sản xuất hàng tiêu thụ trong nước hoặc tạm nhập tái xuất. Do đó, nếu nhìn về mặt con số, có thể thấy 17,86 tỷ USD là không đúng nhưng đây chính là số giá trị gia tăng ngành dệt may đạt được trong năm vừa qua.

Cùng đó, trong năm 2018 đã có 146 dự án nước ngoài (FDI) đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam với số vốn đăng ký đạt 1,71 tỷ USD, nâng tổng số dự án FDI từ trước đến nay lên 2.225 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 17,46 tỷ USD.

Ngành dệt may Việt Nam đạt được những kết quả khả quan trên, theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Vitas, là do năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã kịp thời điều chỉnh những chính sách gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN), như: Điều kiện về người đứng đầu DN nhập khẩu máy in để in trên sản phẩm dệt may XK; nộp thuế trên hóa đơn bán hàng thực tế đối với hàng XK lỗi mốt, hàng hỏng, hàng kém chất lượng thay vì trên hóa đơn nhập khẩu; bỏ quy định dán nhãn QR-Code trên từng kiện hàng XK qua cửa khẩu sân bay Nội Bài. Một số đề nghị khác của hiệp hội như: Đề nghị miễn thuế nhập khẩu đối với vải nhập về sản xuất hàng XK đưa đi gia công lại; bỏ quy định khai báo cộng phí lệnh giao hàng, phí vệ sinh container vào trị giá tính thuế hải quan cũng đã được các cơ quan quản lý ghi nhận và nghiên cứu giải quyết.

Cùng với đó, nhiều hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại cũng đã được hiệp hội phối hợp với các cơ quan chức năng và DN triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả tốt – ông Vũ Đức Giang cho biết thêm.

Mục tiêu lớn

Chia sẻ về triển vọng đơn hàng năm 2019 của các DN dệt may trong nước, ông Vũ Đức Giang cho biết là khá khả quan. Ngay từ cuối năm 2018, nhiều DN đã có đủ đơn hàng sản xuất cho 6 tháng đầu năm 2019. Dòng vốn đầu tư đổ vào ngành nhiều năm qua cũng đã giúp dần hoàn chỉnh chuỗi cung ứng dệt may trong nước, sản phẩm theo đó có khả năng cạnh tranh cao hơn.

Với những tín hiệu tích cực trên, tại hội nghị tổng kết năm 2018, Vitas đã đặt ra mục tiêu cho ngành trong năm 2019 là kim ngạch XK đạt 40 tỷ USD, tăng trưởng 10,8%; thặng dư thương mại đạt 20 tỷ USD, bảo đảm việc làm và tăng thu nhập cho 2,85 triệu lao động.

Xuất khẩu dệ may với tự tin với mục tiêu lớn
Xuất khẩu dệ may với tự tin với mục tiêu lớn


Vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may gia tăng
Đây là mục tiêu khá tham vọng, nhất là trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc đang gây biến động khó lường trên thị trường thế giới, hoạt động bảo hộ thị trường của các quốc gia nhập khẩu ngày một mạnh mẽ. Do đó, đại diện Vitas cũng cho rằng, để đạt được mục tiêu nêu trên, các DN trong ngành cần bắt tay nhau để tận dụng hiệu quả nhất các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU; phát triển công nghệ, quản trị tiên tiến, coi đây là biện pháp cốt lõi cho toàn ngành từ khâu đầu tới khâu cuối; xây dựng và phát triển đội ngũ các nhà thiết kế để sản xuất theo hình thức FOB (tự chủ nguyên liệu), ODM (tự thiết kế, sản xuất); liên kết chặt chẽ để giải quyết nguồn cung thiếu hụt; tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, đưa sản phẩm Việt Nam, thương hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới; phát triển sản xuất xanh để bảo vệ môi trường; đầu tư hơn nữa cho lực lượng lao động chất lượng cao, có chính sách chăm sóc tốt để tạo sự gắn kết lâu dài của người lao động với DN.

Để DN thuận lợi thực hiện những giải pháp trên, hoàn thành mục tiêu đã đề ra, đại diện Vitas cũng kiến nghị: Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, tháo gỡ khó khăn cho DN, bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng. Có chính sách hỗ trợ đầu tư xử lý nước thải tại các khu công nghiệp dệt may, hỗ trợ cụ thể đối với các cơ sở đào tạo dệt may như chi phí thuê mặt bằng, xây dựng trường, xưởng thực hành, thiết bị giảng dạy…

Đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục ngừng áp dụng Thông tư 21/2017/TT-BCT về Mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may bởi sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí cho DN.

Các địa phương không thu hút dự án sử dụng nhiều lao động trên cùng một khu vực, không xây dựng các khu công nghiệp tại vùng giáp ranh với tỉnh khác, nhằm tránh tình trạng cạnh tranh lao động.

Việt Nga

Bài viết khác